Châm cứu nóng bằng nhang ngải cứu Việt Nam

80.000 ₫

  • Tên tác giả: Trần Hữu Thành - Trương Thị Ánh Nhung
  • Khổ sách: A4
  • Số trang: 170
  • Sách photo bìa đẹp
    Chương 1: Lý thuyết; Lịch sử và công dụng điếu ngải việt nam
    Chương 2: Phần thực hành; Các phương pháp đốt ngải cứu, cách xác định huyệt, chỉ định và chống chỉ định
    Chương 3: Các phép dưỡng sinh trên các huyệt cụ thể và cách xác định
                      Phương pháp đốt cứu trên các huyệt chữa từng bệnh cụ thể
    Chương 4: Bảng tra huyệt và cách xác định theo mẫu tự ABC

(Sách bản photo)

Giới thiệu sách Châm cứu nóng bằng nhang ngải cứu Việt Nam

Châm cứu là gì?

Châm cứu là một trong các phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh cổ xưa nhất; Châm: Ngày xưa dùng đá mài nhọn, sau dùng kim châm vào huyệt. Cứu: Là dùng ngải đốt cháy gây sức nóng trên huyệt. Kết hợp cả hai vừa châm kim vào huyệt vừa nhờ sức nóng của ngải cứu theo kim vào sâu trong xương thịt nên gọi là “Châm cứu nóng”.

Nhang ngải cứu là dùng ngải cứu phối hợp với dược liệu khác chế thành cây nhang dùng để cứu nên gọi là nhang ngải cứu.

Đông y nói rằng: Bệnh nhiệt thì châm, bệnh hàn thì cứu; bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả. Nhang ngải là “thần dược”chữa bệnh hư hàn.

Ngải cứu là gì?

Ngải: nghĩa là cắt

Cứu: nghĩa là đốt

“Ngải cứu” có nghĩa là có thể cắt được mọi bệnh tật. Vì thế người ta dùng chữ “ngải” mà đặt tên cho nó.

Cứu là đốt lên, đốt nó lên lấy hơi nóng để hơ trên huyệt trị bệnh (theo Dược Tính Chỉ Nam).

Công năng chính của ngải cứu là gì?

Lá ngải cứu vò nát rồi cất kỹ, dùng làm mồi để đốt cứu, tác dụng cắt cơn đau và chữa khỏi trăm thứ bệnh khác (theo Tuệ Tĩnh).

– Ngải cứu khô, đốt thành lửa để cứu thời khí rót vào trong “Thông trong gân, vào trong xương”. Hái đem phơi nắng cho khô cất kỹ càng lâu càng tốt (theo Hải Thượng Lãn Ông).

– Ngải cứu còn là một vị thuốc uống chữa được các chứng đau nhức, giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, và thông thoáng được chỗ bế tắc, nó quét tước, rửa sạch được những chỗ ứ huyệt đọng trệ… (theo Dược Tính Chỉ Nam).

Cây ngải cứu khi chế thành nhang thì đặc tính nó như thế nào?

Khi còn là cây ngải, nó là thứ cỏ cây thuần dương, đốt lên thì nó có thể lên được mà cũng có thể xuống được (theo Dược Tính Chỉ Nam).

Khi thành cây nhang ngải cứu thì có bài thơ rằng:
Nhang cứu([1]) không phải nhang nguyền([2])
Trên thông Bách hội([3]), dưới truyền Tam giao([4])
Âm dương([5]), Biểu lý([6]) ra vào
Vào ra vô ngại, thống nào chẳng thông.
(Theo Tuệ Hải Đường)

Cứu huyệt “Chí âm” giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí, đúng không?

Tại Bắc Kinh – Trung Quốc năm 1979, trong một cuộc hội thảo quốc gia. Chủ tọa Vương Viễn Chinh đã báo cáo như sau:

– Với 2069 trường hợp phụ nữ có thai gần sanh mà thai nhi không quay đầu đúng vị trí. Sau khi đã dùng ngải cứu huyệt “Chí âm” kết quả 90,32% thành công.

Lời cầu nguyện của người con hiếu thảo là gì?

Đó là:
Đêm đêm thường thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Chín chùa([7]), bảy núi([8]), năm non([9])
Sao bằng Tam lý([10]) đốt tròn chớ quên.
[1] Cây nhang ngải cứu.
[2] Không phải nhang cúng nhưng nó có thể trừ tà.
[3] Nơi hội tụ các kinh dương.
[4] Nơi hội tụ các kinh âm.
[5] Tạng, Phủ.
[6] Ngoài, trong.
[7] Chín chùa: 9 thuộc về âm
[8] Bảy núi: 7 thuộc về dương
[9] Năm non: 5 thuộc về ngũ hành.
[10] Ý nghĩa: Nên thường cứu huyệt dưỡng sinh Túc tam lý, giúp cha mẹ trường thọ.

Nhang ngải cứu Tuệ Hải Đường là gì?

Vì cây nhang do Cơ sở Tuệ Hải Đường bào chế nên có tên “Nhang ngải cứu Tuệ Hải Đường”

Tại sao có tên “Tuệ Hải Đường”?

Tuệ: là Tuệ Tĩnh, một vị Tăng đời nhà Trần (1225-1414). Ông nổi tiếng với câu: “Việt thảo y Việt bệnh – Nam dược trị Nam nhân”.

Hải: là Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười trên biển cả), lười là không màng đến công danh sự nghiệp. Ông sinh năm 1720, mất năm 1791, được coi là vị Tổ của Đông y Việt Nam.