Bộ số 2: Diện Chẩn căn bản cho người mới – 9 món

2.030.000 ₫1.990.000 ₫

Bộ dụng cụ Diện Chẩn căn bản 9 món dành cho người mới bắt đầu;
Các dụng cụ đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe thông thường cho bản thân và gia đình. Bộ dụng cụ hay được giới thiệu học và thực hành tại các lớp học.
1. Cây dò day (cây gậy như ý, cây bấm huyệt) 150
2. Dò lăn đinh 170
3. Sao chổi 210
4. Cào nhỏ 170
5. Cào to 240
6. Búa nhỏ 180
7. Búa lớn 280
8. Lăn cầu gai đôi nhỏ 250
9. Lăn cầu gai đôi to cán dài 380

Hướng dấn sử dụng bộ dụng cụ Diện Chẩn căn bản 9 món

Các cách sử dụng dụng cụ Diện Chẩn căn bản cho người mới. Đây là các cách đơn giản để thực hiện hiệu quả và đỡ tốn sức. Giúp đạt kết quả mau chóng và trong một thời gian ngắn. 9 món dụng cụ đại diện cho các kỹ thuật tác động căn bản.

1. Cây dò day

Dùng cho các các thủ pháp chính trong Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

GẠCH: (Vạch) Dùng cây dò gạch một đường dài sâu (miết) dọc hoặc ngang ( hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau nhanh chóng, đưa đến sự tỉnh táo, sảng khoái.

Thủ pháp gạch mặt có thể áp dụng trong các trường hợp sau

 –          An thần, mất ngủ

–          Ngất xỉu, chóng mặt

–          Điều hòa nhu động ruột, chữa táo bón, tiêu chảy – Điều hòa tim mạch, chữa yếu tim, suy tim – Điều hòa Huyêt áp cao/thấp – Điều hòa Tiết dịch chữa đổ mồ hôi nhiều.

–          Đau cổ gáy – vai – Đau dạ dày – nám mặt.

Thủ pháp gạch mặt gây kích thích mạnh hơn day ấn. Cần dùng kỹ thuật này khi day ấn không đạt kết quả cao. Ta có thể gạch bất cứ nơi bị đau (đau đâu gạch đó). Nhưng chủ yếu là trên mặt và đầu.  

Thủ pháp gạch mặt tuy có hiệu quả cao nhưng thường thì đau và có thể làm nóng trong người khiến có thể lở môi, lưỡi nếu gạch nhiều lần (nhiều ngày) . Ta không nên lạm dụng, mà thường chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Mỗi ngày chỉ nên gạch 1 lần, chia làm 3 đợt cách quãng, làm trong 3 ngày rồi ngưng, 3 ngày sau mới làm tiếp.

ẤN: Đây là thủ pháp Chủ lực của Diện Chẩn, bằng que dò huyệt có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau.

Có 5 cách ấn: Ấn Chậm – Nhanh – vừa. – ấn gạch và  Ấn Chuẩn

  • Ấn Chậm: Ấn và giữ yên độ 30 tiếng đếm rồi nhấc ra, tìm sinh huyệt khác
  • Ấn vừa: Ấn vào huyệt vừa tìm được 3 lần liên tiếp rồi nhấc ra.
  • Ấn Nhanh: Ấn nhanh và dứt khoát vào huyệt rồi nhấc ra ngay. Kỹ thuật này không nên áp dụng cho người già, trẻ em hay phụ nữ thể lực yếu và cẩn thận khi ấn trên mặt.
  • Ấn Gạch: Có những người khi dùng thủ pháp ấn thì không có tác dụng, ta nên dùng thủ pháp ngay sau khi ấn vào sinh huyệt bèn gạch xuống một lằn ngắn.
  • Ấn Chuẩn: Khi tìm thấy sinh huyệt, ta ấn vào và giữ yên độ 30 giây ( để hệ thống Thần kinh nhận ra tín hiệu) rồi sau đó mới tiến hành các kỹ thuật khác ( Chậm/vừa/ Nhanh ) 

Gạch và ấn là hai thủ pháp cơ bản nhất của Diện chẩn. Trong trường hợp ấn ( thủ pháp trên Điểm) không thấy hiệu quả, nên chuyển ngay sang thủ pháp Gạch ( Thủ pháp trên Vùng)

 2. Cây dò lăn đinh

Lăn để hạ sốt, hạ huyết áp.  Lăn ở mặt, các ngón tay, ngón chân và day ấn vào một số Sinh huyệt ở 2 đầu ngón tay giữa (chữa stress); ở 2 cánh mũi (chữa khan tiếng); ở kẽ tai (chữa mắt)…Làm đẹp da, hồng hào da mặt.

3. Cây sao chổi

Đầu một cây sao chổi tròn đường kính từ 4mm -> 6mm dùng để xoay tròn nhẹ ngược chiều kim đồng hồ lên Sinh Huyệt và vùng phản chiếu.

Cây sao chổi

Chuôi que dò chấm dầu cù là chà giữa cột sống lưng và 2 bên cột sống để giải cảm.

4. Cào nhỏ

Cào trên mặt làm đẹp da, hạ huyết áp, hạ sốt, chữa tiểu đêm ở trẻ nhỏ.

5. Cào lớn

Cào inox lớn

Dùng để massage (cào) vùng da đầu, chữa đau đầu thông thường và khai thông khí huyết vùng da đầu giúp cho tóc được nuôi dưỡng tốt hơn, tóc ít rụng. Có những trường hợp tóc rụng nhiều chỉ cần cào da đầu thường xuyên, tóc mọc lại bình thường (nhất là những bệnh nhân còn trẻ).

6. Cây búa gôm gai:

Dùng để gõ vào các điểm phản chiếu (chủ yếu trên mặt) – Nơi Cây sao chổi và đầu dò inox khó tác động như cánh mũi, vành tai, khoé mắt, mặt da nhăn nheo ở người cao tuổi… Riêng đầu búa cao su gõ vào SH.103 (giữa trán) để tăng cường và phục hồi trí nhớ.

7. Cây búa lớn

Dùng để đập nhẹ vào nơi cột sống có gai và vôi hóa. Ngoài ra còn dùng búa để đập nhẹ vào các vùng đau nhức ở toàn thân để khí huyết lưu thông giúp cơ thể bớt mệt mỏi, đỡ đau nhức khi “trái gió trở trời”

8. Lăn cầu gai đôi nhỏ

Dùng để lăn vùng cổ vai gáy, vùng cổ tay, cổ chân. Chữa các bệnh co cứng cổ vai gáy, thiếu máu não. Tê lạnh chân tay.

9. Cầu gai đôi lớn cán dài:

Dùng để massage cột sống lưng, 2 bên cột sống và toàn thân. Đặc biệt cây lăn không thể thiếu trong việc giảm câm. Lăn giúp cho khí huyết ứ trệ được lưu thông trong cơ thể.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung 3 dụng cụ hỗ trợ như dưới đây;

10. Ống hơ ngải đơn

Dùng tự làm bệnh cho mình một cách an toàn (chủ yếu chữa sau lưng và cột sống) khi tay không với tới Sinh huyệt. Vừa an toàn mà hiệu quả

12. Cao xoa cúp vàng (dầu deephead, dầu cù là)

Trị chóng mặt nhức đầu, cảm, sổ mũi, nhức mỏi tay chân, bị côn trùng muỗi đốt. Làm tăng và phát huy tác dụng của huyệt được lâu hơn. Chữa những bệnh do hàn.

12. Điếu ngải cứu

Dùng trong kỹ thuật Hơ – Đây là một trong những kỹ thuật chủ lực. Chủ yếu là hơ trên bàn tay, cánh tay, ngón tay, vùng lưng, đùi, bắp chân, bàn chân, bụng, ngực… Có thể hơ với một hay hai điếu ngải cứu và nên hơ làm 3 lần, mỗi lần cách nhau nửa phút để không gây khó chịu cho bệnh nhân. Không được hơ đến 4 hay 5 lần tại cùng một chỗ, có thể gây phỏng.

Vũ Văn Hội
@DungCuDienChan.VN