VIÊM XOANG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ.
Đaklak mùa này mưa gió thất thường, lúc mưa lúc nắng, lúc lạnh lúc nóng làm cho con người dễ bị đau bệnh. Đối với những người bị bệnh mãng tính ,đặc biệt đối với những người bị bệnh viêng xoang thì càng khổ sở. Đối tây y thì việc điều trị rất khó khăn, gần như là điều trị triệu chứng cho những đợt xoang cấp, còn đối bấm huyệt bằng phương pháp Diện Chẩn thì điều trị khá hiệu quả cho loại bệnh này, nhiều người đã thoát được nỗi khổ sở do bệnh viêm xoang gây ra nhờ phương pháp này. Trước khi nói đến việc điều trị như thế nào thì chúng ta đi tìm hiểu bệnh viêm xoang là gì, triệu chứng ra làm sao đã nhé.
Viêm xoang là gì? Viêm xoang có mấy loại?
Theo các chuyên gia tai mũi họng, viêm xoang (tiếng anh là Sinusitis) là tình trạng viêm và sưng ở niêm mạc xoang. Thông thường, các xoang (một hệ thống hốc rỗng nằm trong xương sọ, bao quanh mắt, trán, mũi, răng hàm) khỏe mạnh sẽ chứa đầy không khí, tuy nhiên khi viêm xoang hình thành, chức năng dẫn lưu dịch bị cản trở, từ đó dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn dịch nhầy, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Viêm xoang là một trong những bệnh về tai mũi họng phổ biến hiện nay
Nhiễm trùng xoang dưới 4 tuần thì được gọi là viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài trên 8 tuần thì rất có thể bạn đã bị viêm xoang mãn tính và lúc này quá trình điều trị sẽ khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.
Ngoài viêm xoang cấp và mãn tính, nếu xét theo mặt cấu trúc thì viêm xoang còn được phân thành các dạng như:
– Viêm xoang mũi: Là tình trạng vi khuẩn, virus tấn công vào lớp niêm mạc lót ở xoang mũi làm cho vùng xoang mũi bị viêm nhiễm.
– Viêm xoang hàm: Là tình trạng các lớp niêm mạc bao phủ bề mặt xoang hàm (các hốc xoang nằm quanh vùng mắt và hai bên má) bị viêm nhiễm.
– Viêm xoang trán: Là tình trạng có dịch nhầy tiết ra quá nhiều ở các xoang ngay sau mắt, mũi, trán và mắt, làm tắc nghẽn và gây áp lực cho vùng thái dương và trán.
– Viêm xoang bướm: Là tình trạng phù nề, xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm và dịch mủ ở xoang bướm (bộ phận nằm sâu dưới phần nền của hộp sọ, ở giữa xương cánh hai bên mũi).
– Viêm xoang sàng trước: Là tình trạng xuất hiện viêm nhiễm ở vị trí xoang nằm ngay giữa xoang trán và xoang mũi, hốc mắt và hốc mũi.
– Viêm xoang sàng sau: Là tình trạng các xoang nằm ở phía sau gáy bị viêm nhiễm, xuất hiện nhiều dịch nhầy.
– Viêm đa xoang: Là tình trạng nhiễm trùng xoang nguy hiểm khi tất cả các xoang đều bị viêm nhiễm.
Triệu chứng của viêm xoang
Khi bị viêm xoang, dù là viêm xoang cấp tính, mãn tính hay viêm xoang sàng, viêm xoang trán, viêm đa xoang,… người bệnh đều gặp phải một số triệu chứng điển hình như:
– Chảy nước mũi liên tục
– Dịch mũi từ loãng, trong dần dần chuyển sang đặc, có màu sắc bất thường (với viêm xoang trước, dịch mũi chảy ra mũi trước; viêm xoang sau, dịch mũi sẽ chảy xuống cổ họng, nếu không điều trị sớm có thể gây viêm họng)
– Thường xuyên bị nghẹt 1 bên mũi hoặc cả hai và dẫn đến tình trạng khó thở, thở khò khè
– Đau nhức vùng má (viêm xoang hàm), đau nhức giữa hai mắt (viêm xoang sàng trước), đau nhức tập trung ở vùng gáy (viêm xoang bướm, viêm sàng sau), đau ở giữa hai lông mày (viêm xoang trán)
– Vị giác và khứu giác suy giảm, khó nhận biết được các mùi vị
– Sốt nhẹ kéo dài
– Cơ thể mệt mỏi
– Hơi thở có mùi hôi
– …
Cách điều trị bằng bấm huyệt Diện Chẩn:
– Phát đồ chính: sử dụng bộ tiêu viêm + 300+ phóng chiếu vùng xoang( xem hình)
– Tùy vào tình trạng sử bệnh mà đánh thêm bộ thăng, khai thông phần cổ gáy để đạt hiêụ quả cao nhất.
Diện Chẩn ĐăkLak
Tìm hiểu về bệnh Viêm Xoang
Bệnh viêm xoang là một căn bệnh thường gặp ở đời thường nhưng vẫn có một số người có hiểu biết chưa đúng về căn bệnh này. Sau đây là một số triệu chứng để nhận biết bệnh viêm xoang và cách điều trị.
Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm xoang
5 triệu chứng bệnh viêm xoang thường thấy gồm:
– Nghẹt mũi.
– Chảy mũi: chảy mũi trước, chảy mũi sau: khịt, khạc, ngửi kém, mất mùi.
– Đau nhức mũi mặt (góc mũi mắt, vùng má, thái dương, vùng trán, vùng chẩm, đau sâu trong hố mắt).
– Nhức đầu.
– Sốt (thường ở viêm xoang cấp).
6 triệu chứng phụ gồm:
– Nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy);
– Ho dai dẳng (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản);
– Đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai;
– Nhức răng;
– Hơi thở hôi;
– Mệt mỏi.
Phương pháp điều trị viêm xoang
Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau đơn giản; xông hơi; rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm; dùng thức ăn, uống nóng (trà, xúp); dùng thuốc chống sung huyết mũi (chống nghẹt mũi); nghỉ ngơi tối đa. Nếu các triệu chứng không cải thiện cần đi khám bác sĩ. Chọc rửa xoang hàm được chỉ định trong một số trường hợp viêm bán cấp và viêm mạn.
Một số trường hợp viêm xoang mạn cần được phẫu thuật khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có 30-40% bệnh nhân tái phát. Việc tái phát viêm xoang tùy theo cơ địa, tùy loại viêm xoang bệnh nhân mắc phải và tùy thuộc việc bệnh nhân có tuân thủ các hướng dẫn điều trị, theo dõi của bác sĩ hay không.
Lưu ý, nếu bệnh nhân bị bệnh viêm xoang không được điều trị đúng mức có thể dẫn đến một số biến chứng như:
– Viêm phế quản mãn tính hay lao phổi giả do mủ từ xoang viêm chảy xuống họng.
– Bệnh nhân bị ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều…;
– Viêm họng mạn: rát họng, vướng họng, thường phải nuốt liên tục nên đôi khi có cảm giác nghẹn thở;
– Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: có thể do viêm xoang cấp hay mạn. Mắt bị mờ, thị lực giảm rất nhanh;
– Viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ;
– Viêm xương sọ;
– Viêm màng não: bệnh nhân nhức đầu, cứng gáy, nôn…; viêm tắc tĩnh mạch hang: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, lồi mắt, dãn tĩnh mạch vùng trán và mí mắt…; thậm chí bị áp xe não, viêm não.
Để ngừa viêm xoang, cần phòng và điều trị sớm khi bị cảm cúm:
– Có thể tiêm phòng cúm mỗi năm;
– Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi bắt tay người khác; ăn nhiều trái cây, rau quả; giảm stress.
– Ngoài ra nhớ tránh gió, bụi, khói (thuốc lá, nhang trừ muỗi, nhang bàn thờ, khói xe…), hơi hóa chất, máy lạnh, quạt máy; không để nghẹt mũi kéo dài; điều trị dị ứng kịp thời và đúng cách.
Để điều trị viêm xoang tốt nhất, bạn có thể tham khảo thêm bộ dụng cụ diện chẩn chữa viêm xoang:
Với đặc điểm là nhỏ, gọn, tiện dụng mà giá thành không quá cao, bạn có thể mang theo đi xa, đi làm, đi du lịch… vì vậy bất cứ chỗ nào bạn cũng có thể sử dụng nó để điều trị bệnh viêm xoang của mình một cách tốt nhất.
Sưu tầm
Viêm xoang (bao gồm cả đa xoang và viêm mũi dị ứng) được xử lý bằng phương pháp Dưỡng Sinh Diện Chẩn Bùi Quốc Châu:
Bước 1 : 6 đường phản chiếu hệ bạch huyết.
Bước 2: Day ấn bộ thiên la địa võng đầu mặt cổ của Thầy Bùi Minh Tâm (127, 43, 189, 61, 491, 3, 188, 34, 102, 100, 130, 103, 126, 300, 16, 0, 14)
Bước 3: Dùng cây cào mini cào và hơ ngải cứu ấm khoảng 3-5 phút các vùng phóng chiếu của xoang trên mặt (lưu ý chỉ hơ ấm không hơ nóng rát), 2 bên mang tai và tai có thể hơ nóng
Bước 5: Dùng cào lớn và máy sấy tóc vừa cào vừa sấy khắp đầu theo chiều từ trước ra sau khoảng 3-5 phút.
Bước 6: Khai thông cổ vai gáy (hơ, chày, lăn, búa…)
Bước 7: Hơ đồng ứng xoang trên 2 bàn tay nắm và đan vào nhau (3-5 phút).
Hàng ngày vào buổi sáng sớm tự làm 12 động tác xoa mặt, trà mặt khăn nóng, xoay cổ tay, xoay cổ chân, đánh 6 đường phản chiếu hệ bạch huyết và thở ADKC để nâng cao sức đề kháng.
Lưu ý: Với những ai bị nhiễm phong hàn lâu năm thì vào buổi sáng trước khi chữa trị xoang ta nên hơ “Đại huyệt” để trục hàn trước. Và 1 tuần đầu tiên chúng ta có thể thấy hiện tượng dịch của xoang ra nhiều hơn thì mọi người hãy yên tâm vì đây là dấu hiệu tốt.
Kiêng cữ: cam, chanh, nước dừa, đồ chua, đồ lạnh, thịt gà, mắm, mướp, đồ nếp, hải sản…
26❤60 ×1000 lần xin kính chúc đại gia đình Diện Chẩn luôn được bình an.