LỜI GIỚI THIỆU
… Thể theo yêu cầu của các bạn yêu thích phương pháp DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP. Chúng tôi lược bài nói chuyện của GS. TS Bùi Quốc Châu tại nhiều Câu Lạc bộ của nhiều địa phương như Hà Nội – Sơn Tây – Thái Bình nhân dịp Ông ra dự lễ kỷ niệm 10 năm (1992 – 2002) ngày thành lập CLB Diện Chẩn Dưỡng-sinh Hà Nội.
Nội dung bài nói chuyện phong phú – bổ ích có nhiều gợi mở, cung cấp nhiều thông tin mới và những kinh nghiệm thực tế có kết quả. Là tài liệu giúp ta nghiên cứu ứng dụng sáng tạo trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
– Để tiện cho việc sử dụng chúng tôi có sắp xếp lại….để các bạn tiện theo dõi.
– Xin chân thành cảm ơn thày Bùi Quốc Châu.
Trân trọng giới thiệu một phần bài giảng của Thầy trong cuốn MẮT THẤY TAI NGHE cùng bạn đọc;
——
I/ Tại sao lại có các đồ hình trong Diện Chẩn Bùi Quốc Châu
Dựa vào nguyên tắc là tìm được huyệt và theo các thuyết đồng hình, đồng dạng v.v… Từ đó liên kết lại với nhau mà vẽ ra các đồ hình hiện có. Ví dụ: Đầu tiên tìm được huyệt số 1 ở sống mũi một bệnh nhân nghiện ma tuý vì thấy sống mũi đồng hình với sống lưng trên thực tế lâm sàng khi châm kim vào huyệt số 1 ở sống mũi thì nơi tương ứng ở sống lưng hết đau từ đó mới coi sống mũi là sống lưng của con người trên mặt, từ sống lưng đó suy ra trên lưng là cổ, trên cổ là đầu, dưới lưng là mông, dưới mông là đùi, chân v.v…
(1 ý tưởng là những bộ phận trên cơ thể có chữ sống đều có thể chữa được xương sống lưng),
Từ đó mà vẽ ra được đồ hình số 1 đồ hình ngoại vi cơ thể trên mặt (Đồ hình âm dương).
II/ Tại sao tìm ra trên 500 huyệt trên mặt mà trên đồ hình không để hết các huyệt đó?
Với lý do nếu để cả 500 huyệt mà lên đồ hình thì sẽ rất đậm đặc ở đồ hình và trên thực tế khi chữa bệnh cũng không dùng hết các huyệt đó cho nên thầy chỉ chú giải có 128 huyệt thông thường có vị trí huyệt cụ thể, có tác dụng của từng huyệt và chủ trị của từng huyệt. Thực tế cũng chỉ cần 128 huyệt này là đủ.
III/ VỀ CÁC KỸ THUẬT BẰNG DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP
Thầy Bùi Quốc Châu nói rõ hơn về chữa bệnh bằng diện chẩn điều khiển liệu pháp có ba cách:
1/ Theo phác đồ đặc hiệu và phác đồ gợi ý.
Hiện nay đa số các học viên diện chẩn đều chữa bệnh theo cách này vì ít phải động não và theo kinh nghiệm những người đi trước đã chữa khỏi cho bệnh nhân. Nhưng phương pháp này (cách này) là phác đồ không hợp với tất cả bệnh nhân vì cơ địa mỗi người một khác, tuổi tác khác nhau; Thời gian bị bệnh khác nhau, mức độ bệnh năng nhẹ khác nhau v.v.., do đó nếu chỉ dựa vào phác đồ thì không thể bớt hoặc khỏi bệnh chữ tất cả mọi người được.
2/ Chữa theo đồ hình và sinh huyệt
Cách này giúp ta chữa được nhiều bệnh vì nó yêu cầu thầy thuốc phải thuộc đồ hình (tâm lý là các thầy diện chẩn không thích chữa theo cách này) nếu thầy thuốc thuộc đồ hình thì sẽ tìm cách chữa được nhiều bệnh cho riêng từng bệnh nhân, trên thực tế nhiều thầy diện chẩn chữa theo cách này mang lại hiệu quả cao vì tác động lên vùng (trong vùng có huyệt) phản chiếu, đối xứng, đồng ứng vị mà khỏi được bệnh 1 cách thần kỳ như các ông Trần Dũng Thắng, Hoàng Chu, Nguyễn Thu Hà, Thu Lãng v.v. .
3/ Dò đau ở đâu thì tác động ở đấy (tức là không cần đồ hình, sinh huyệt và cũng không cần phác đồ)
Vì sau khi khám bệnh dò tìm được sinh huyệt thì tuỳ theo bệnh nhân hợp với tác động nào thì ta áp dụng cách tác động đó với bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ bớt hoặc khỏi bệnh.
Tóm lại có 3 cách chữa bệnh bằng diện chẩn nhưng dù có áp dụng cách nào đi nữa người chữa phải luôn luôn nhớ hai chữ Tuỳ và Biến nghĩa là phải linh hoạt sáng tạo, không cứng nhắc và có thể áp dụng phối hợp một số phương pháp khác không dùng thuốc (kể cả dùng thuốc) – để chữa cho bệnh nhân bớt bệnh hoặc khỏi bệnh ta vẫn áp dụng lấy việc chữa khỏi bệnh cho mọi người lên hàng đầu không câu nệ, không cố chấp v.v…
IV/ VỀ KỸ THUẬT DÒ HUYỆT
Xin nhắc lại là cầm cây dò day đầu nhỏ thẳng góc với mặt da nếu có điểm đau đó chính là huyệt cần tìm.
Trong kỹ thuật dò huyệt có thể gặp các trường hợp sau:
1/ Trường hợp dò đâu cũng thấy đau
Chả nhẽ khắp nơi đều là huyệt? Gặp trường hợp này thầy thuốc phải biết là do chạm mạch tức là các huyệt đã bị đóng lại rồi (theo luật phản hiện) muốn khai mở huyệt thì ta phải ấn huyệt 19 trước rồi sau đó mới dò huyệt tiếp.
Vậy câu vần rằng:
Dò đâu cũng cảm thấy đau
Là do chập mạch với nhau đó mà
Làm sao sinh huyệt, hiện ra
Số 0 (không) đã đóng thầy đà biết không?
Muốn cho mạch được lưu thông, 19 (mười chín) khai mở ta không lạ gì.
2/ Trường hợp dò chỗ nào cũng không thấy đau tức là không có sinh huyệt thì làm thế nào?
Gặp trường hợp này người chữa phải tìm nguyên nhân?
Có thể do bệnh nhân quá yếu (quá già) nên bệnh không phản xạ được ra ngoài, lúc này người chữa phải nâng khí, phải bổ âm bổ huyết, tăng lực v.v… cho Bệnh nhân rồi sau đó mới tìm dò huyệt hoặc do bệnh nhân đã chữa ở nhiều nơi, bằng nhiều phương pháp khác nhất là đã châm cứu bằng kim hoặc đã phẫu thuật, hay chỉnh hình, chạy điện. v.v… nên các sinh huyệt đã bị mất hoặc bị trơ không còn tác dụng phản xạ v.v… gặp trường hợp này phải lăn gạch nhiều lần mỗi lần lăn gạch xong lại dò tìm sinh huyệt.
Cứ tiến hành như thế thì thế nào sinh huyệt cũng sẽ xuất hiện. Muốn vậy người chữa phải kiên định, phải có lòng tin, phải sáng tạo mà muốn làm được như thế phải không ngừng rèn luyện, học tập, phải nhớ, phải thuộc đồ hình và lại phải biết vận dụng hai chữ Tuỳ, Biến trong dò huyệt.
V/ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN HIỂU THÊM VỀ CÁC ĐỒ HÌNH ĐÃ CÓ
Ở đây Thầy Bùi Quốc Châu chỉ gợi ý để từ đó các người làm diện chẩn cần suy ngẫm, nghiên cứu thêm để ứng dụng vào chữa bệnh.
1/ Tại sao tác động vào cạnh ngón tay trỏ thì hết đau ở hông sườn? Vì nếu theo châm cứu, ngón trỏ là kinh đại trường, theo diện chẩn ngón tay là Thân ngươi (đồng hình) nên mé tay là hông sườn nên ta tác động vào cạnh ngón tay tức là ta đã tác động lên hông sườn đây là áp dụng luật phần chiếu của phản chiếu (phản chiếu kép).
2/ Ở đồ hình số 15: Phản chiếu bàn tay lên mặt và nội tạng lên bàn tay.
Điểm đặc biệt là gan nằm ở bên lòng bàn tay trái, dạ dày lại nằm ở bên lòng bàn tay phải vì khi hai bàn tay của Thầy đặt lên mặt bệnh nhân (mu bàn tay của thầy đặt sát mặt bệnh nhân còn lòng bàn tay của thầy thì ngửa ra đối diện với mặt của thầy, hai ngón út sát vào nhau do đó gan ở bên phải mà lại rơi vào lòng bàn tay trái;
Từ đó mà ta suy ra các bộ phận khác (nội tạng trên bàn tay).
3/ Đồ hình Số 21: Đồ hình phản chiếu hàn tay trên lưng và nội tạng lên bàn tay.
Ta thấy dạ dày lại ở lòng bàn tay phải tức là bên lưng phải gan lại ở bên lưng trái vì bàn tay của Thầy áp vào lưng bệnh nhân mu bàn tay thầy áp sát lưng bệnh nhân lòng bàn tay ngửa ra thì xẩy ra hiện tượng trên từ đó mà suy ra các bộ phận nội tạng khác trên bàn tay đặt trên lưng bệnh nhân.
4/ Đồ hình thái cực (đồ hình số 5)
Bên trái đỏ là dương (+) bên phải xanh là âm (-).
Trên thực tế khi ta tác động vào các huyệt bên phải (như vạch day, ấn v.v…) thì làm bệnh nhân hưng phấn do đó bên phải chữa các bệnh về dương hư, bên trái là âm hư từ đó nếu bệnh nhân bị bệnh do hàn, mệt, dương hư, âm hư v.v… mà tìm ra cách chữa cho bệnh nhân chóng khỏi bệnh.
5/ Đồ hình não và tim.
Tại sao mặt lại là trái tim?
Trên thực tế khi đôi tình nhân gặp nhau thì thường mặt đỏ tại sao vì hồi hộp do đó tim đập mạnh. Khi tim đập mạnh thể hiện lên mặt đỏ từ đó suy ra mặt là trái tim (Đồng hình) đồ hình này dùng để chữa các bệnh về tim. Ví dụ: Chỉ cần gạch mặt ngày ba lần và làm trong ba tháng liền thì hết suy tim độ II và bỏ thuốc tây không dùng, hoặc khi tim đập nhanh chỉ cần day ấn 3 lần cách khoảng huyệt 57- thì vài phút sau nhịp đập tim trở lại bình thường v.v…
6/ Đồ hình bàn tay trên mặt
– Bổ sung mới: Đồ hình âm dương trước đây có ngón trỏ và ngón giữa không duỗi ra nay bổ sung cho ngón trỏ và ngón giữa mỗi ra ngón trỏ chỉ vào huyệt số 7 và ngón giữa vào huyệt 113.
– Theo luật đồng ứng: Khi vẽ phải đặt tay nắm lại trên gờ mày (vì tay nắm lại trên gờ mày có hình cong như gờ mày),
Vì sao ngón giữa phải để thẳng con người vì theo luật giữa thì theo giữa, bên cạnh theo bên cạnh v.v… nên ngón út ở H. 191 chữa mắt rất hay, huyệt 215 cũng chữa mắt vì nó phản chiếu con mắt..
– Có người đau 5 ngón tay 1 lúc nhưng chỉ chữa 1 ngón cái thì 4 ngón cũng khỏi vì theo thuyết “Tất cả là 1 một là tất cả” v.v…
VI/ NÓI THÊM VỀ BỆNH LIỆT MẶT
Bệnh liệt mặt có nhiều nguyên nhân nhưng trước tiên là do lạnh gồm uống nước đá lạnh, tắm đêm, nằm ngủ trước quạt máy v.v… vì lạnh nên các cơ co lại nên bị liệt mặt.
Chữa liệt mặt có nhiều cách, chữa theo phác đồ, chữa theo đồ hình nhưng hay nhất là dò sinh huyệt chỗ nào đau thì dán hoặc cứu, có thể dán cao trong 6 giờ đồng hồ, những lúc không dán có thể nhúng khăn nước nóng chườm ba lần trong ngày mỗi lần 10 đến 15 phút, hoặc lấy chai nước ấm lăn bên mặt bị liệt.
Kết hợp với dùng thang thuốc toa Nghệ + mật ong + lòng đỏ trứng gà (trong quyển ẩm thực dưỡng sinh) trước đây toa này chữa được 42 bệnh nay bổ sung có thể chữa thêm ba bệnh là ung thư máu, huyết áp thấp và liệt mặt (45 bệnh).
VII. TÁM CÁCH TÁC ĐỘNG DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU
(Dùng cho những người chưa biết huyệt).
Trong môn xoa bóp Việt Nam (Vinamassage) đã có nói đến để phát huy được tác dụng của các dụng cụ trong việc bảo vệ sức khoẻ ta phải biết tác động theo một trong các cách sau đây (hoặc phối hợp các cách với nhau tuỳ trường hợp).
1/ Tác động tại chỗ (Theo nguyên tắc cục bô).
Đau nhức ở đâu dùng con lăn hay cây cào tác động tại chỗ bị bệnh. Ví dụ: Đau lưng dùng con lăn lăn tại chỗ đau ở lưng tĩnh mạch chân bị thương (nổi gân xanh) thì ta chỉ cần dùng cây lăn đồng hay lăn cầu gai ngày lăn ba lần mỗi lần 15 sau 1 tháng thì các tĩnh mạch lăn hết.
Hoặc trường hợp rụng tóc ta có thể dùng cây cào cào đầu mỗi ngày để làm cho tóc bớt rụng, mất ngủ nhức đầú cũng thế có thể dùng cào để cào đầu v.v…
Tóm lại trong, rất nhiều trường hợp bệnh khác nhau ta có thể áp dụng nguyên tắc tác động tại chỗ để điều trị.
2/ Tác động gần nơi đang đau nhức (bệnh) theo luật lân cận
Vì 1 lý do nào đó không thể tác động tại chỗ đang đau đang có bệnh bắt buộc ta phải tác động ở chung quanh gần chỗ đau, nó vẫn có ảnh hướng làm giảm bệnh. Ví dụ: tác động xung quanh mụn nhọt làm cho bớt sưng đau v.v…
3/ Tác động nơi đối xứng với bộ phận hay chỗ bị đau (Theo luật đối xứng)
Vì hai bên cơ thể đều có liên quan với nhau chặt chẽ nên tác động nơi đối xứng với bộ phận hay vị trí đang đau sẽ đạt kết quả nhanh chóng ví dụ đau bắp chân bên phải, lăn bắp chân bên trái ở vị trí đối xứng với nơi đang đau..
Áp dụng luật đối xứng như chữa chín mé ở tay hoặc chân v.v.. Khi áp dụng luật đối xứng phải thật chính xác như đối xứng trong hình học.
4/ Tác động theo nguyên tấc trước sau là một
Vì các bộ phận của cơ thể ở vị trí đối nhau (trước và sau cơ thể) có liên quan mật thiết nên ảnh hướng lẫn nhau, cho nên tác động nơi này sẽ có ảnh hướng nơi bộ phận đối bên. Ví dụ: Bướu cổ thì hơ sau gáy, đau lưng thì lăn bụng hoặc lòng bày tay bị đau ta lăn ở mụ bàn tay thì hết đau v.v. .
5/ Tác động theo nguyên tắc giao thoa (chéo). Có nghĩa là tác động chéo.. .
Ví dụ: Đau cánh tay trái thì tác động ở chân bên phải (chéo bên) hoặc mỏi chân trái thì lăn cánh tay phải.
Hoặc cách chữa lẹo mắt của ông cha ta ngày xưa bị lẹo mắt bên trái thì với tay phải qua vai phải ngón cái tới đâu thì thầy thuốc chích lể chỗ đó tý máu là khỏi lẹo mắt trái, còn đối với diện chẩn thì vùng đó là vùng phản chiếu mắt trên lưng.
6/ Tác động theo nguyên tắc trên dưới cùng bên
Ví dụ đau cánh tay bên trái thì tác động chân bên trái cùng bên đó là luật “tương quan thủ túc” trong bấm huyệt chữa bệnh.
7/ Tác động theo luật Đồng ứng
Tìm những bộ phận nào có hình dáng tương tự nhau rồi tác động bằng một trong những dụng cụ như con lăn, cây cào, que dò huyệt v.v… Ví dụ: Đau đầu có thể dùng con lăn nhỏ lăn trên mu bàn tay đang nắm lại (bàn tay nắm lại hình giống cái đầu).
Hoặc đau lưng thì lăn ống chân (vì sống chân giống sống lưng).
Đau trong cơ thể dùng que dò huyệt ấn vào điểm đau dưới; khớp ngón chân cái cho đến lúc hết đau (vì ngón chân cái tương tự như cái đầu dưới đầu là cổ họng).
Từ đó suy ra: Các ví dụ ở trên là theo luật đồng ứng chứ không phải theo hệ kinh lạc của châm cứu hay hệ thần kinh của Tây y.
8/ Tác động theo luật phản chiếu
Tác động (lăn, cào, gõ v.v…) theo các đồ hình phản chiếu (tức là tương ứng với cơ thể đã được hệ thống hoá) trên mặt hay ở các bộ phận khác trong cơ thể như da đầu, lưng, ngực, bụng, bàn tay, bàn chân,
Ví dụ: Đau lưng dùng que dò gạch ở mang tai (sống tai) hay sống mũi vì hai nơi này phản chiếu lưng, Muốn biết những vùng tương ứng phải thuộc đồ hình (trong tuyển tập đồ hình).
Chú ý: Muốn cho mau khỏi bệnh thì nên tác động nhiều lần lên chỗ đau theo các nguyên tắc trên, bằng các dụng cụ như cây lăn, cào, búa gõ, que dò nói khác đi hễ rảnh là làm nhưng nhớ là chỉ tác động tại một nơi khoảng vài phút để không bị trầy da và nên tác động mỗi chỗ 3 lần cách khoảng (mỗi lần vài phút) sẽ có kết quả tốt hơn tác động liên tục làm nhiều lần trong ngày sẽ đạt kết quả mau chóng và chắc chắn hơn.
Kết luận: Người diện chẩn phải chú ý rèn luyện có sức khoẻ tốt để chữa bệnh được dẻo dai, không mệt mỏi, phải học tập, phải đọc sách báo, phải tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây bệnh v.v…
Vì nếu khi chữa bệnh cho bệnh nhân mà thầy thuốc yếu thì sẽ mắc lại những bệnh đó của bệnh nhân theo nguyên tắc bình thông nhau hoặc nước chảy chỗ trũng.
Cách giải độc: Sau khi chữa thầy thuốc phải để chân trần xuống đất và lấy 1 chậu nước lạnh nhúng 2 tay của mình vào chậu nước lạnh đố 15 phút thì độc tố sẽ vào nước hết giải được độc.
VIII. Một số lời dặn của Thầy Bùi Quốc Châu
- Nếu gặp bệnh nặng, khó chữa phải biết sức bình tĩnh, tự tin, tìm mọi biện pháp khai thông huyệt đạo linh động sáng tạo, Tuỳ và Biến. Có trường hợp loay hoay đến 1 -2 giờ mới tìm ra huyệt! Tìm được ra sinh huyệt (điểm đau, nhói, buốt…). Kết quả thường bất ngờ!
- Nếu trong khi chữa bệnh, bệnh nhân lo lắng, căng thẳng thần kinh quá nên cho bệnh nhân ăn kẹo bánh thì sẽ ổn định tư tưởng, yên tâm chữa bệnh hơn hoặc nói chuyện vui.
- Trong phòng khám chữa bệnh nên trang trí các tranh ảnh về Diện Chẩn, về các đồ hình v.v. làm tăng tin tưởng của bệnh nhân đến chữa bệnh..
- Để đạt hiệu quả chữa bệnh cao (dặn bệnh nhân) hít hơi vô và giữ hơi lại khi Thầy thuốc đang day, day xong thì thở ra đồng thời trong tâm tưởng của bệnh nhân nghĩ đến nơi đang đau của mình đang được chữa trị.
- Người làm Diện Chẩn luôn luôn nhớ 5 phương pháp ứng dụng Diện Chẩn trong 10 chữ là: LÝ THUYẾT – ĐỔ HÌNH – SINH HUYỆT – LINH ĐỘNG – SÁNG TẠO
- Người Diện chẩn luôn nhớ:
a/ Tứ Đắc:
- Đắc thời (đúng lúc)
- Đắc vị (đúng chỗ)
- Đắc pháp (đúng kỹ thuật)
- Đắc đô (đúng cường độ)
b/ Tam biến:
- Biên đồ hình, biến sinh huyệt
- Biến dụng cụ
- Nơi huyệt đạo không còn tác dụng thì biến
Đó là Thuyết Nhất nguyên luận áp dụng vào Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp.
- Người Diện Chẩn phải thông suốt hai chữ TUỲ VÀ BIẾN
“NHẤT QUÁN THÔNG – VẠN SỰ THÔNG “
Trong thuyết tương đối luận áp dụng vào Diện Chẩn.
- Người chữa bệnh theo Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp luôn nhớ và phấn đấu.
- Qua rừng Y (Diện Chẩn) mới đến Biển Đạo.
- Sức khoẻ của người là hạnh phúc của ta.
- Phá chấp tức là không được định kiến với mọi người.
Tóm tắt, tổng hợp, ghi chép theo Thầy Bùi Quốc Châu, truyền đạt kỹ thuật mới và thực hành Diện Chẩn trong thời gian Thầy thăm và hướng dẫn 60 học viên tại Hà Nội từ 14/22 đến 20/2 năm 2000.
Ghi chép Nguyễn Tiến sử
Trích sách: Mắt thấy tai nghe – Gs.TSKH Bùi Quốc Châu