Trong cuộc sống hiện đại, thời gian lao động, áp lực công việc và gia đình đang dần giành lấy đi thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe của con người. Khi con người tập trung làm việc mà không nghỉ ngơi thư giãn, không tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe thì cơ thể sẽ nhanh chóng giảm sút sức đề kháng, dễ bị bệnh hơn, và khi bệnh sẽ lâu khỏi hơn.
Thể dục đối với sức khỏe con người rất quan trọng vì khi cơ thể vận động, khí huyết mới được lưu thông, nếu tập đúng phương pháp sẽ giúp nâng cao sức khỏe, phòng trừ được bệnh tật.
Trong bài nghiên cứu về “Thể dục tự ý – AGYM”[1], tôi đã chỉ ra một số nhược điểm của phương pháp tập thể dục thông thường, trong đó chỉ ra rằng: các bài tập thể dục thông thường đa số không có sự phối hợp chặt chẽ giữa Động tác – Ý nghĩ – Hơi thở, từ đó hiệu quả cải thiện sức khỏe chưa cao và làm mất nhiều thời gian vì phải tập nhiều động tác (tập hết toàn thân), nhắc đi nhắc lại nhiều lần và cần phải tập lâu để đổ mồ hôi mới có hiệu quả.
Ví dụ: bài tập cho mỗi vùng thông thường cần ít nhất 3 lần 8 nhịp, nếu tập toàn thân thì phải tập từ cổ – vai – tay – lưng bụng – chân…tùy vào cơ thể mỗi người mà thời gian tập sẽ khác nhau, nhưng thường là phải trên 30 phút.
Cũng chính vì mất nhiều thời gian và phải dành trí óc để nhớ bài tập nhưng hiệu quả cải thiện sức khỏe lại chưa cao nên người tập dễ chán nản hoặc không duy trì được thói quen tập thể dục thường xuyên dẫn đến cơ thể lại thêm mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng thần kinh.
Vì lí do trên, tôi đã sáng tạo ra “Trục đôi thần kỳ” – một dụng cụ đặc thù dùng trong VINAMASSAGE® (một phương pháp xoa bóp để phòng và trị bệnh của Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp) nhằm mục đích đơn giản hóa bài tập thể dục, rút ngắn thời gian tập luyện nhưng hiệu quả cải thiện sức khỏe lại rất “thần kỳ” (nên có tên gọi là “trục đôi thần kỳ”)
Trục đôi thần kỳ[2] có cấu tạo dạng hình cây côn (chiều dài khoảng 40 – 60 cm), chính giữa có hai trục lăn với bề mặt là những gai nhọn làm bằng sừng hoặc nhựa cao cấp, có tính Dương.
Tập thể dục với Trục Đôi Thần Kỳ là việc sử dụng Trục Đôi Thần Kỳ tác động (lăn) lên bề mặt da của các vùng/cơ quan trên cơ thể, như: cẳng chân, bắp đùi, cẳng tay, bắp tay, lưng, ngực, bụng, cổ vai gáy…
Tập thể dục với Trục Đôi Thần Kỳ có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Trục Đôi Thần Kỳ có kích thước và khối lượng vừa phải, giúp người tập dễ thao tác, không bị mỏi. Hai trục lăn linh hoạt, giúp người tập có thể lăn ở tất cả nơi nào trên cơ thể;
- Khi lăn, những gai nhọn của Trục Đôi Thần Kỳ sẽ tác động mạnh lên các huyệt đạo/sinh huyệt, làm kích thích máu huyết lưu thông, tiêu trừ những điểm bế tắc bên trong cơ thể (làm thông kinh lạc) từ đó đánh tan cơn đau nhức, mệt mỏi, làm hưng phấn tinh thần;
- Trục Đôi Thần Kỳ có tính Dương mạnh, có tác dụng làm nóng người một cách nhanh chóng (do kích thích khí huyết lưu thông), chỉ cần tập trong thời gian ngắn (dưới 30 phút) cũng đã có tác dụng giống như vận động mạnh hơn 1 tiếng đồng hồ;
- Là một phương pháp làm đẹp hiệu quả cao: lăn Trục Đôi Thần Kỳ lên các vùng lưng, bụng, đùi, cánh tay sẽ giúp giảm nhanh chóng mỡ thừa, làm thon gọn cơ thể;
- Tập thể dục với Trục Đôi Thần Kỳ còn là một trong những phương pháp thanh lọc cơ thể do có khả năng tăng bài tiết mồ hôi, giúp giải trừ độc tố bên trong cơ thể qua đường mồ hôi;
- Không cần nhớ động tác bài tập (tùy ý người tập) miễn là tác động tối đa bề mặt da vào các vùng/bộ phận của cơ thể (chổ nào đau/nhức nhiều thì lăn nhiều hơn).
Hướng dẫn tập thể dục với Trục Đôi Thần Kỳ:
Dựa trên nguyên tắc “thể dục tự ý”, tập thể dục với Trục Đôi Thần Kỳ không ràng buộc người tập phải thuộc các động tác và thứ tự các động tác, miễn là bằng bất cứ cách thức nào, người tập tác động (lăn) được trục lăn của Trục Đôi Thần Kỳ lên bề mặt da cơ thể càng nhiều càng tốt. Bộ phận hoặc vùng nào đau nhức nhiều (có bệnh) thì lăn nhiều hơn bộ phận khác. Tập đến khi cơ thể cảm thấy đủ (đổ nhiều mồ hôi, đầu óc tỉnh táo, tinh thần sảng khoái) là được.
Tuy nhiên, để tránh bỏ sót những vùng/bộ phận quên tác động (quên lăn), người tập có thể áp dụng hướng dẫn sau (không cần quan trọng thứ tự các bước tập):
1. Lăn vùng cánh tay
Cầm Trục Đôi Thần Kỳ bằng một tay, lăn lên cánh tay còn lại (có thể lăn lên – xuống). Thực hiện hết cho cả hai tay.
2. Lăn vùng cổ gáy
Cầm Trục Đôi Thần Kỳ bằng hai tay, vòng ra phía sau cổ, lăn trục lăn lần lượt lên hai bên cổ.
Lưu ý: Tuyệt đối không được lăn trục lăn lên phần chẩm (phần nhô cao ở giữa gáy và đỉnh đầu).
3. Lăn vùng bả vai
Đặt Trục Đôi Thần Kỳ ra sau lưng, cầm bằng hai tay ngược chiều nhau (hai cẳng tay và Trục Đôi Thần Kỳ tạo thành hình chữ Z), khi đó Trục Đôi Thần Kỳ sẽ nằm xéo (để lăn được vùng bả vai). Thực hiện lần lượt cho cả hai bên bả vai.
4. Lăn vùng lưng – bụng
- Cầm Trục Đôi Thần Kỳ bằng hai tay, vòng ra sau lưng, lăn trục lăn lên xuống vùng lưng và thắt lưng.
- Sau đó, vòng ra phía trước bụng, lăn trục lăn lên xuống vùng bụng (đối với nam giới hoặc người nữ muốn săn chắc vùng ngực có thể lăn luôn vùng ngực)
5. Lăn vùng hông và chân
Cầm Trục Đôi Thần Kỳ bằng hai tay, bước chân cần lăn lên phía trước, lăn trục lăn từ vùng hông (bụng trên) đến vùng đùi thì cúi gập bụng về phía trước để lăn xuống dưới cổ chân. Thực hiện cho cả hai bên.
6. Lăn vùng mông và bắp chân sau
- Cách 1: Vòng hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ ra phía sau mông, chân bước trước – sau, lăn trục lăn lên xuống vùng mông và vùng bắp đùi cùng bên với chân bước sau (khi đó cơ thể sẽ hơi rướn ra sau), lăn cả hai bên mông và đùi sau.
- Cách 2: Hai chân thu về một chổ (mũi chân tạo hình chữ V), hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ đặt phía sau lưng, lăn lên xuống vùng mông và bắp đùi sau (tác động vào cả hai bên mông và đùi nhưng không mạnh bằng Cách 1)
Thu chân về một chổ (mũi chân tạo hình chữ V), hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ đặt phía sau lưng, lăn từ lưng xuống đến vùng mông thì cúi người về phía trước (để có thể lăn trục lăn xuống phần bắp chân dưới). Khi đó cơ thể đồng thời sẽ thực hiện động tác cúi gập người.
Chú ý: Người lớn tuổi có thể sẽ gặp khó khăn với động tác rướn – gập người, nên có thể lăn từng phần hoặc ngồi xuống để lăn.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả cho sức khỏe, trước khi tập thể dục với Trục Đôi Thần Kỳ, người tập có thể thực hành “Quay cổ tay kết hợp quay cổ chân[3]” là một giản thuật theo phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp. Khi quay cổ tay – cổ chân nhiều lần, tác động cộng gộp của nó sẽ tương tự như một dòng nước xoáy với sức mạnh gấp nhiều lần so với dòng nước chảy. Nó cũng cho hình ảnh tương tự như khi ta dùng máy để khoan một lỗ trên gỗ hay bê tông… Điểm đặc biệt nữa của Quay cổ tay – cổ chân là nó làm lưu thông khí huyết từ đầu đến chân (cho cảm giác ấm nóng khắp cơ thể), chứ không chỉ có tác dụng ở phần thân trên hoặc thân dưới.
Kết hợp Trục Đôi Thần Kỳ và tập thể dục vận động
1. Động tác xoay người
-
- Hai tay cầm trục đôi thần kỳ, cánh tay đặt song song với mặt đất, đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai.
- Xoay cả hai tay qua bên trái, đồng thời đá chân trái qua bên phải, đùi chân trái song song với mặt đất (đùi và cẳng chân hợp thành một góc vuông). Kết thúc động tác, đổi qua bên còn lại.
2. Động tác gập người
- Hai tay cầm trục đôi thần kỳ, cánh tay để xuôi hướng xuống đất. Hai chân dang rộng bằng vai.
- Cúi gập người về bên trái sao cho phần giữa Trục Đôi Thần Kỳ chạm mũi bàn chân trái, làm khoảng 2-3 nhịp tùy ý muốn. Sau đó đứng thẳng người, hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ đưa ngang qua khỏi đầu (cũng làm khoảng 2-3 nhịp tùy ý). Có thể tập thêm động tác rướn mình qua trái – qua phải vài nhịp khi hai tay còn đang cầm Trục Đôi Thần Kỳ để ngang qua đầu (chú ý: khi rướn qua trái thì mũi chân phải nhón lên một chút và ngược lại)
- Thực hiện tương tự cho bên còn lại.
3. Động tác gập bụng
- Cơ thể ở tư thế nằm, lưng chạm đất, hai chân có thể duỗi thẳng hoặc co đầu gối lên (tùy sức mỗi người, khi co chân lên sẽ dễ gập bụng hơn), hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ để ngang trên bụng.
- Từ từ dùng cơ bụng nâng cơ thể ngồi dậy, hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ lăn hướng từ ngực đến qua bụng và đùi, kết thúc động tác là ngực chạm thân Trục Đôi Thần Kỳ (nếu đang co gối).
- Sau đó từ từ trở về tư thế nằm, hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ lăn hướng từ đùi đến bụng và ngực.
- Tiếp tục thực hiện thêm vài lần đến khi đủ thì chuyển động tác khác.
4. Động tác nằm đá chân
- Nằm ngửa đá một chân: Cơ thể ở tư thế nằm, lưng chạm đất, hai chân duỗi thẳng. Hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ để nằm ngang trên đùi. Đá một chân lên vuông góc với mặt đất, đồng thời lấy hai tay lăn Trục Đôi Thần Kỳ dọc theo chân đang đá lên (lăn hướng lên mũi chân). Khi chân hạ xuống đồng thời lăn Trục Đôi Thần Kỳ hướng xuống (lăn từ mũi chân hướng về đùi). Thực hiện tương tự cho chân còn lại.
- Nằm nghiêng đá một chân: một bên hông chạm đất và một tay chống giữ thăng bằng, cầm Trục Đôi Thần Kỳ bằng tay còn lại, lăn lên phần chân đang đá lên. Thực hiện tương tự cho chân còn lại.
- Nằm ngửa đá hai chân: Tương tự động tác nằm ngửa đá một chân, nhưng thay vì đá một chân thì người tập đá cả hai chân lên vuông góc với mặt đất, hai tay cầm Trục Đôi Thần Kỳ lăn một lượt được cả hai chân.
Tác giả: GSTSKH. Bùi Quốc Châu (dienchan.com)
—
[1] GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Thể dục tự ý có thiền (auto gymnastic meditation – agym), © 2016 [2] Bùi Quốc Châu, Bài viết giới thiệu Dụng cụ xoa bóp Trục Đôi Thần Kỳ, © 2041/2014/QTG ngày 17/06/2014. [3] GS.TSKH. Bùi Quốc Châu, Giản thuật Quay cổ tay – cổ chân bí quyết đơn giản để tự phòng và điều trị nhiều bệnh, © 6255/2016/QTG ngày 17/11/201