HƯỚNG DẪN CÁC KỸ THUẬT KHAI THÔNG HUYỆT ĐẠO TRONG DIỆN CHẨN
Theo Đông Y, “Thông tắc bất Thống, Thống tắc bất Thông”, có nghĩa là khi máu huyết được lưu thông bình thường thì sẽ không đau, khi chỗ nào đau tức là chỗ đó máu huyết không lưu thông bình thường. Trong Diện Chẩn, những điểm báo đau gọi là “Sinh Huyệt”
“Khai thông” tức là dùng thủ pháp Diện Chẩn làm cho điểm hoặc vùng đó không còn đau nữa. Ví dụ: Day ấn, lăn, cào, hơ, gõ, gạch, mài, v.v…
Một số thủ pháp khi làm sẽ rất đau, ví dụ day ấn sinh huyệt (mặc dù kết quả sẽ rất bền) nên sau này GS Bùi Quốc Châu sáng tạo thủ pháp “day phớt”: dùng cây day phớt (Tên khác: Thiên Địa Nhân/ Gậy Như Ý), sau khi dò được sinh huyệt, trở đầu có hình cầu, day tròn trên bề mặt da nhưng không chạm vào da (cách da khoảng 1 – 2 mm).
Giải thích: day ấn chạm vào da là tác động cơ học, còn day phớt không chạm da theo chuyển động xoáy tròn là tác động bằng “khí” (một dạng năng lượng có sẵn trong tự nhiên), khi day theo hình xoáy tròn thì “khí” sẽ chạy sâu vào sinh huyệt và có thể khai thông bế tắc tại sinh huyệt đó.
Ngoài ra, Thầy Bùi Minh Tâm cũng đã thực nghiệm dùng cây búa hai đầu, gõ không chạm da (vừa gần tới da 1 – 2 mm thì cho giật đầu búa lại), cũng cho hiệu quả khai thông.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thì day phớt hay gõ phớt đều cho hiệu quả khai thông tốt nhất mà còn tùy vào cơ địa và chứng bệnh để cần phải lựa chọn những thủ pháp/dụng cụ khác.
Thầy Bùi Minh Tâm (Minh Tam Kakarot OS)
Chia sẻ tại buổi sinh hoạt CLB Diện Chẩn kỳ tháng 12/2018 và đã được đăng trong ?ả? ??? ??? (số ??/????).
Trai Phieu Lang (Clb Dien Chan Thuc Hanh)