Trong quá trình Diện Chẩn rất nhiều bạn hỏi khai thông huyệt đạo là gì? tác dụng và kết quả ra sao? có nhất thiết phải khai thông huyệt trước khi tác động hay không?
Dungcudienchan.vn xin trích dẫn hướng dẫn của GS.TSKH Bùi Quốc Châu trong tác phấm Mắt thấy tai nghe do CLB Diện Chẩn Hà Nội biên soạn.
Kỹ thuật khai thông huyệt đạo mới bằng cây dò day
- Dùng đầu que dò gạch (vạch) vào mặt da bệnh nhân để tìm đau (sinh huyệt). Vạch vừa phải không nhẹ quá và không quá mạnh, tốc độ vạch vừa phải không chậm quá cũng không nhanh quá.
- Sau khi đã phát hiện được điểm đau, dùng đầu day (tròn to) chấm hoặc vadơlin và day phơn phớt trên da.
a/ Chiều day từ phải sang trái hoặc ngược lại tuỳ theo người thuận tay.
b/ Tốc độ day vừa phải không chậm quá cũng không nhanh quá khoảng 30 vòng là đủ là 1 lần, thường làm 3 đến 5 lần, sáu mỗi vòng day (30 vòng) phải hỏi bệnh nhân kiểm tra xem còn đau hay hết đau? (trên vùng day và khu vực đau trên cơ thể) kết quả đến đâu?
c/ Đầu day phải thẳng góc với mặt da, riêng đối với người già phải làm căng da khu vực day mới có kết quả tốt.
Chú ý: Khi khai thông huyệt đạo mà không thấy báo điểm đau, phải biết BIẾN là điều rất quan trọng để tìm Sinh – huyệt. Đây là kỹ thuật mới, chỉ là một trong 20 kỹ thuật, cần phải linh hoạt, sáng tạo…
Kỹ thuật chấm cao deep heat hoặc cao cúp vàng (dầu cù là)
- Khi đã phát hiện được sinh huyệt, hoặc huyệt đặc hiệu, dùng đầu que dò chấm cao Deepheat 1 ít chấm vào huyệt khoảng sau 1 phút độ nóng của cao sẽ kích thích vào huyệt sau 30 hoặc 1 giờ thì cao sẽ thấm vào da luôn (không cần bôi, chùi, rửa).
- Loại cao DEEPHEAT này mạnh hơn Salonpas (chú ý không nên dùng loại salonpas keo dễ bị phỏng da).
- Có thể không cần chấm bằng que dò. Dùng lọ đỏ nước mắt loại nhựa trắng (bỏ nước bên trong). Bơm Deepheat vào trong lọ, đậy nắp có trích 1 lỗ nhỏ. Khi dùng bóp nhẹ nhàng tạo thành một giọt nhỏ theo ý muốn.
Kỹ thuật hơ điếu ngải cứu
Điếu ngải (ngải cứu) có 2 loại, to và nhỏ. Loại to dùng hơ vùng cơ thể, loại nhỏ hơ mặt.
- Dùng điếu ngải rà trên vùng da bệnh nhân, cách chừng 1cm để tìm điểm đau (sinh huyệt) rà như thế nào với tốc độ vừa phải, khi qua vùng da nào thấy bệnh nhân kêu nóng, rát… thì nhấc lên ngay, sau lại tiếp tục làm đến 3 lần thì thôi. Khi rà chú ý không để bỏng, tàn rơi trên da, luôn lấy ngón tay út để lên vùng da bệnh nhân làm cỡ (cách khoảng 1cm)
- Điếu ngải cứu để hơi ngang, chếch đối với mặt da.
******************
Tóm lại: Với 3 kỹ thuật nói trên tưởng chừng như rất đơn giản. Nếu ta làm đúng kỹ thuật, làm đúng, vừa đủ… đem lại hiệu quả tốt cho việc khai thông huyệt đạo, chữa bệnh… Ngoài ra còn phải nắm chắc kỹ thuật và tác dụng của các dụng cụ khác.
dungcudienchan.vn
Trích sách Diện Chẩn mắt thấy tai nghe