Trích bài giảng Ẩm thực liệu pháp – phép trị bệnh qua ăn uống của Gs.TSKH Bùi Quốc Châu trong bộ giáo Trình Diện Chẩn cơ bản.
Ăn uống là một vấn đề sống còn của con người. Không ăn uống thì chết nhưng ăn uống sai lầm không có điều độ cũng sinh bệnh, đôi khi dẫn đến cái chết một cách nhanh chóng. Do đó có câu: “BỆNH TÒNG NHẬP KHẨU” (Bệnh theo miệng mà vào).
Đây là một vấn đề lớn khó thể trình bày hết qua một bài giảng. Do đó, chúng tôi trình bày ở đây một số nguyên tắc về ăn uống, một BẢNG TỔNG HỢP CÁC THỨC ĂN được phân loại theo ÂM DƯƠNG và một số thức ăn, thức ăn, uống có hại cho sức khỏe. Và nếu ăn uống sai lầm sinh bệnh thì ăn uống cho đúng cách lại có khả năng trị bệnh.
NGUYÊN TẮC “ĂN UỐNG”
TÂY Y cũng có đề cập đến vấn đề ăn uống trị bệnh nhưng lấy thước đo là Protein, Calorie, Vitamin… ĐÔNG Y khác hơn, phong phú và phức tạp hơn, đặt tiêu chuẩn đo lường Âm dương cho rằng hệ thống âm dương quân bình là không bệnh.
Qua nghiên cứu cả hai lối ăn, hai loại thức ăn cho thấy có sự trùng nhau ở một số điểm như: nhiều calorie, protein tương đương với dương tính, ít calorie, protein tương đương với âm tính. Điều này sẽ được trình bày trong BẢNG VCD “CHỮA BỆNH BẰNG THỨC ĂN”.
- Nguyên tắc thứ nhất: là điều độ và tiết chế, nhưng nhớ rằng có người bệnh vì dư ăn thì cũng có người bệnh vì thiếu ăn.
- Nguyên tắc thứ hai: là ăn uống cho quân bình ÂM DƯƠNG.
Ví dụ:
– Người tạng HÀN thì đừng ăn thức ăn mát.
– Người tạng NHIỆT thì tránh thức ăn có tính nóng.
- Nguyên tắc thứ ba: là phải biết dùng thức ăn bổ dưỡng thích hợp với TẠNG của mình. Không nên ăn ĐỒ BỔ cũng như cây chỉ tưới nước mà không bón phân thì không thể nào lớn mạnh, tươi tốt được, nhưng BỔ bậy bạ có khi còn mau chết hơn.
MỘT SỐ THỨC ĂN CẦN THẬN TRỌNG
Một số loại thức ăn, thức uống thường được sử dụng tưởng là có lơi cho sức khỏe và khoái khẩu, nhưng lại là thủ phạm gây một số bệnh. Đó là nước đá, nước dừa, nước chanh, nước mía, sữa hộp, nước sâm, nước ngọt đóng chai.
- Nước đá: Đây là sản phẩm công nghiệp rất phổ biến vì vậy mà hậu quả của nó càng to lớn, nhất là khi ta không ý thức được cái hại của nó.
Nếu phân tích, ta sẽ thấy nước đá ở dạnh hình khối đặc và lạnh. Cơ thể ta vốn nóng, nhất là bên trong cơ thể. Do đó, khi uống nước đá vào, nhiệt độ cơ thể của ta sẽ bị xáo trộn. Vì thế thói quen uống nước đá sẽ sinh ra nhiều bệnh tật về sau.
Chai nước lọc để thường xuyên trong tủ lạnh, mỗi khi đi nắng về uống cho đã, thì đó là chai thuốc độc. Nó thường gây ra những bệnh sau đây:
Nhức mỏi cứng cổ, đau bả vai, đau lưng, thấp khớp…
U nhọt, suyễn, tiểu gắt, tiểu đỏ, đái rắt, viêm họng, trĩ, lòi dom…
Nếu ta biết hạn chế sử dụng hoặc kiêng cữ hẳn nước đá thì bệnh sẽ giảm rất nhiều, việc chữa trị của thầy thuốc sẽ hiệu quả hơn.
- Nước dừa: Nhiều người cho nước dừa là thức uống lý tưởng vì có nhiều vitamin, muối khoáng… nên có dịp là uống, nhất là những khi đi nắng hoặc trời nóng thì tha hồ uống. Nhưng nước dừa rất ÂM cho nên uống nhiều sẽ tự động là ÂM HÓA cơ thể mình nên sau đó sinh ra: lạnh bụng, lạnh tay chân, yếu tim, trĩ nội, xuất huyết, tiêu hóa, thấp khớp… là những bệnh do lạnh sinh ra. Thật ra nước dừa uống ít thì giải nhiệt mà uống nhiều thì có hại.
- Cam: Rất nhiều người lầm tưởng uống cam là bổ (vì có nhiều Vitamin C): muốn bổ phổi uống nhiều cam tươi, cam vắt có thêm mật ong hay lòng đỏ trứng gà càng tốt. Thật ra nó chỉ đúng ở một số trường hợp bệnh nhất định như bệnh do nóng nhiệt trong mình. Còn đối với bệnh HƯ HÀN, bệnh MẠN TÍNH như: suyễn hàn, thấp khớp, đau đầu kinh niên, huyết áp thấp, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cứng mỏi cổ, gáy, vai, đổ mồ hôi, lạnh chân tay, lạnh bụng, mệt tim, lả người… đều phải nên tránh dùng cam tươi. Có nhiều bệnh mà thầy thuốc chữa hoài không hết cũng vì không dè bệnh nhân hay dùng nhiều cam vắt mỗi ngày (vì bệnh nhân tưởng CAM là thuốc bổ, uống càng nhiều càng khỏe).
Thật ra CAM và CHANH cũng là trái cây có nhiều dược tính: Hạ nhiệt, hạ áp, làm loãng máu, giãn mạch và trị được một số bệnh. Nhưng cần phải biết dùng cho đúng cách của nó. Còn dùng sai chỗ hoặc lạm dụng loại trái cây sẽ gây ra nhiều bệnh chứng cho cơ thể…
- Sữa: SỮA (sữa đặc có đường) cũng như CAM được xem là loại thức ăn rất bổ dưỡng và cho bệnh nhân dùng rất tốt. Cho nên thói thường, hễ đi thăm bệnh là người ta cho CAM hay SỮA. Thật ra, thói quen này nên xét lại. Vì rằng SỮA cũng như CAM (đã nói ở phần trên) dùng không đúng sẽ có hại. Thật vậy, sữa đặc có đường là một thức ăn bổ, nhiều protein sản sinh nhiều calorie và có thể dùng thay thế SỮA TỰ NHIÊN, nhưng cũng là thức ăn có hại vì chứa nhiều chất nhầy, chất ngọt, chất lòng trắng trứng (albumine) do đó, dễ gây ra các bệnh đường hô hấp, đường ruột như dạ dày. Do đó, ta phải hạn chế dùng nhiều sữa, nhất là khi có bệnh về đường HÔ HẤP, đường RUỘT,… (chú ý: đây là sữa hộp tức là SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG).
TÓM LẠI: ĂN để mà sống nhưng không biết cách ăn hoặc ăn quá nhiều sẽ sinh ra bệnh tật. Phần trên trình bày 4 loại thức ăn, uống mà nhiều người hay lạm dụng vì nghĩ rằng nó bổ hoặc thích khẩu. Thật ra, dù là thức ăn bổ cũng phải nên biết rằng: THUỐC BỔ CŨNG LÀ THUỐC ĐỘC NẾU KHÔNG KHÉO SỬ DỤNG NÓ.
Nên biết rằng “Bệnh vào bằng đường miệng” do đó, phải chịu khó lựa chọn thức ăn, thức uống hàng ngày, chịu khó để ý xem cơ thể mình thích hợp với món ăn mà mình hay dùng không? Nếu ăn vào thấy khỏe là đúng và thấy có phản ứng bất lợi là sai. Thật ra một thức ăn kỵ với người này có thể hợp với người khác. Đó là bệnh TẠNG và BỆNH của mỗi người khác nhau. Cho nên chớ bắt chước người khác, cứ theo dõi, hễ thấy thích hợp với mình là tốt cho mình và cứ dùng, nhưng nếu có hại thì phải ngưng ngay và điều chỉnh lại.
SỬ DỤNG NHIỀU VÀ THƯỜNG XUYÊN CÁC THỨC ĂN VÀ UỐNG SAU ĐÂY SẼ BỊ BỆNH DO MẤT CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG:
Lạm dụng (ăn uống mỗi ngày) |
Sẽ dễ dẫn đến việc bị các bệnh |
1. Nước đá hoặc chai nước lọc để trong tủ lạnh – các thức ăn công nghiệp |
1. Cảm lạnh, viêm họng, thấp khớp, rụng tóc, già sớm, viêm mũi dị ứng, suyễn, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục, đau dạ dày, nhức đầu kinh niên, mệt mỏi trong người |
2. Nước dừa |
2. Thấp khớp, cảm lạnh, trĩ, huyết áp thấp, xuất huyết nội, rong kinh, đau bao lưng, mệt tim, mỏi gối, yếu gân, yếu sức, bệnh về mắt |
3. Nước cam |
3. Trúng lạnh, thấp khớp, suyễn, trĩ, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, dễ viêm nhiễm, viêm đại tràng mạn tính, viêm dạ dày. |
4. Nước chanh |
4. Huyết áp thấp, thấp khớp, trĩ, ung bướu |
5. Nước mía |
5. Trĩ, trúng lạnh, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đường (diabète) |
6. Dưa leo (dưa chuột) |
6. Thấp khớp, đau dạ dày |
7. Dưa hấu |
7. Táo bón, kiết lỵ, tắt tiếng |
8. Cà tím, cà pháo, cà bát |
8. Suyễn, thấp khớp, đau dạ dày, sỏi thận |
9. Trứng vịt lộn |
9. Trúng thực, ói mửa, suyễn |
10. Trứng gà, trứng vịt |
10. Tiêu chảy, đau gan, suyễn |
11. Chuối già, chuối cau (chuối tiêu) |
11. Đau dạ dày, khó tiêu, u nhọt, nhức đầu |
12. Nhãn, trái vải |
12. Mệt tim, nóng mặt |
Gs.TSKH Bùi Quốc Châu
dungcudienchan.vn